Sunday 25 October 2015

Hương Ngọc 香玉




Hương Ngọc
1.















退










2.



使
























3.

使





使





























4.



























使


宿


5.





































































6.









使








使



















7.























使





使









8.


















退




9.
















輿

10.






















1.
Cung Hạ Thanh ở Lao Sơn, có cây nại đông cao hai trượng, lớn vài mươi chít… Cây mẫu đơn cạnh đó cũng cao hơn trượng. Mùa hoa, rực rỡ như gấm. Chàng Hoàng ở Châu Giao, làm nhà ở trong đó để đọc sách. Một hôm từ trong cửa sổ, xa trông thấy một chị chàng áo trắng, thấp thoáng ở trong hoa… Lòng sinh nghi. Trong đền làm gì có người ấy? Rảo bước ra thì đã lẩn đâu mất! Từ đó thường thấy luôn. Chàng bèn nấp mình trong bụi cây để đợi nàng đến. Không bao lâu, nàng lại cùng cô xiêm đỏ đi tới. Xa trông đều xinh đẹp tuyệt vời! Khi tới gần, người xiêm đỏ lùi lại mà rằng:
— Chỗ này có người lạ!
Chàng bèn xông ra. Hai nàng hoảng hốt chạy. Áo quần phất phới, trong gió sực nức mùi thơm. Đuổi theo qua bức tường ngắn thì đã biến đâu mất. Chàng mến yêu tha thiết, bèn đề lên cây rằng:
    "Thương nhớ vô cùng khổ!
    "Bên song bịn rịn ngồi…
    "Sợ về tay khách tục! (1)
    "Đâu kiếm bạn không đôi? (2)"

2.
Về phòng tơ tưởng… thoắt thấy một nàng bước vào. Sửng sốt, mừng rỡ, đứng dậy đón. Nàng cười:
—  Cậu xông xáo như kẻ cướp! Khiến người sinh sợ! Nào biết lại là tay phong nhã. Thân nhau cũng chẳng hề chi!
Chàng hỏi qua lai lịch. Nàng nói:
— Em tên là Hương Ngọc, ở xóm Bình Khang… Phải tay đạo sĩ bắt giam trong núi này, thực lòng không muốn.
Chàng hỏi:
— Đạo sĩ tên gì? Sẽ vì em rửa cái nhục ấy!
Nàng nói:
— Bất tất! Hắn cũng không dám hại em! Nhân tiện đây được ngày ngày đi lại với con người phong lưu cũng là hay nữa…
Hỏi người xiêm đỏ là ai, thì đáp:
— Chị ấy là Giáng Tuyết; cũng là chị kết nghĩa của em.
Bèn cùng nhau ăn nằm. Khi tỉnh dậy, mặt trời đã đỏ. Nàng liền đứng dậy mà rằng:
— Mải vui quên cả sáng rồi!
Mặc áo, xỏ giày rồi lại nói:

— Em theo vần của cậu, cũng làm một bài... Không kỳ cười kia!
    "Đêm lành canh dễ hết!
    "Nắng sớm rọi song ngồi.
    "Xin được như chim én:
    "Đi đâu cũng có đôi!"

3.
Chàng nắm lấy cổ tay mà rằng:
— Em ngoài mặt xinh đẹp, trong lòng thông minh, khiến người yêu mà quên cả chết! Vắng mặt một ngày như xa nhau nghìn dặm. Có rỗi xin cứ đến, không cần phải đợi đêm tăm.
Nàng vâng lời. Từ đó sớm tối lúc nào cũng có nhau. Thường khi đêm cho mời Giáng Tuyết, nhưng không chịu đến. Chàng lấy làm bực. Nàng nói:
— Chị Giáng tính hơi lừng khừng, không si tình như em! Phải thong thả dỗ dần, bất tất gấp quá!
Một hôm nàng buồn bã bước vào mà rằng:
— Cậu không giữ nổi voi, còn đòi chi tiên nữa! Thôi, vĩnh biệt từ đây!
Hỏi đi đâu? Thì lấy tay áo lau nước mắt mà rằng:
— Cái này tự số trời, khó nói cho cậu biết được!
Bài thi hôm xưa, giờ đã thành lời sấm...
    "Người đẹp đã về Sa Sất Lị!
(1)
     "Khách hiệp tìm đâu Cổ Áp Nha!" (2)
Hai câu thơ ấy thực đáng vịnh vào cảnh em!
Hỏi vặn cứ làm thinh, chỉ sùi sụt khóc. Suốt đêm không ngủ; sáng sớm ra đi. Chàng lấy làm lạ. Hôm sau có lão họ Lam ở Tức Mặc, vào cung vãn cảnh. Thấy gốc mẫu đơn trắng lấy làm thích, liền đào khiêng đi luôn. Chàng mới hiểu Hương Ngọc tức là hồn hoa (3). Xót xa thương mãi. Qua vài ngày, nghe tin lão họ Lam đem hoa về đến nhà, dần dần héo mà chết. Tức quá làm năm mươi bài thơ "Khóc hoa". Hằng ngày tới hốc cây, đem lệ tình tưới xuống...

4.
Một hôm ra thăm quay về, xa thấy người áo đỏ cũng vào bên hốc khóc than. Chàng thong thả bước lại gần, nàng cũng không lánh mặt. Chàng liền nắm vạt áo nhìn nhau sa nước mắt. Rồi đó mời vào trong nhà. Nàng cũng theo vào, thở dài mà rằng:
— Chị, em quen từ nhỏ, một sớm xa lìa! Nghe anh khóc than lòng thêm mủi. Lệ đầm chín suối, cảm lòng thành hoặc giả lại về đây! Nhưng người chết hồn vía đã tan trong chốc lát có cười nói với chúng mình sao được?
Chàng nói:
— Tôi đây bạc mệnh, làm hại đến người tình! Chắc cũng không có phúc nào gần được cả đôi tuyệt sắc! Hôm trước thường phiền Hương Ngọc tỏ hộ chút lòng quý mến, sao em không thấy đến chơi?
Nàng nói:
— Em nghĩ rằng: các cậu học trò trẻ tuổi, mười người đến chín bạc tình! Nào biết đâu anh là kẻ có lòng thủy chung? Nhưng em chơi với anh bằng tình chứ không bằng chuyện nhảm. Nếu ngày đêm đùa bỡn thì em không chịu nổi đâu.
Nói rồi xin từ biệt. Chàng nói:
— Hương Ngọc đi không về, khiến người bỏ cả ăn ngủ. Nhờ em ngồi lại, họa khuây, đỡ lòng nhớ thương! Sao nỡ quyết tuyệt làm vậy?
Nàng bèn ở lại, qua đêm rồi mới đi. Vài ngày sau, không thấy đến nữa!

5.
Mưa lạnh song khuya, khổ vì nhớ Hương Ngọc! Dằn dọc quanh giường, lệ đầm đệm gối! Xốc áo ngồi dậy, khêu đèn cầm bút, lại họa theo vần trước:
    "Góc núi mưa chiều tối...
    "Mành buông trước cửa ngồi.
    "Nhớ, thương, người chẳng thấy,
    "Đêm nửa, lệ tuôn đôi!"

Thơ xong cất tiếng ngâm, ngoài cửa bỗng nghe có người nói:
— Kẻ xướng phải có người họa chứ!
Chàng nhận ra thì là tiếng Giáng Tuyết. Liền mở cửa mời vào. Nàng xem thơ xong, viết tiếp vào đàng sau:
    "Chăn gối người đâu tá?
    "Đèn khuya rọi cửa ngồi.
    "Núi không người gối chiếc,
    "Nhìn bóng hóa thành đôi!"

Chàng đọc xong sa nước mắt. Nhân trách sao không năng đến. Nàng nói:
— Em không thể đằm thắm được như Hương Ngọc. Chỉ gọi là yên ủi anh những khi quá vắng vẻ mà thôi!

Chàng muốn gạ gẫm thì nàng nói:
— Gặp mặt là vui, cứ gì phải thế?
Thế rồi mỗi khi buồn quá, nàng lại một lần đến. Đến thì uống rượu, ngâm thơ, có khi không ngủ lại về ngay! Chàng cũng mặc nàng, thường bảo với nàng:
— Hương Ngọc là vợ yêu của tôi! Giáng Tuyết là bạn tốt của tôi. Thường khi muốn hỏi: em là cây thứ mấy ở trong vườn? Xin bảo cho biết sớm, tôi sẽ rước về trồng ở trong nhà. Khỏi đến nỗi như Hương Ngọc: bị tay tàn ác rước đi! trăm năm còn để hận!
Nàng bảo:
— Đất cũ khôn dời, bảo anh cũng là vô ích! Vợ còn chả giữ nổi, huống chi là bạn!
Chàng không nghe, nắm tay kéo đi ra. Đến dưới mỗi gốc mẫu đơn lại hỏi: "Có phải em đây không?"
Nàng không nói, bưng miệng cười. Gặp hồi Tết, chàng về nhà, ở mãi đến tháng hai. Bỗng chiêm bao thấy Giáng Tuyết đến, buồn rầu mà rằng:
— Em đương gặp nạn lớn! Anh sang ngay còn được nhìn nhau. Chậm thì không kịp nữa!
Tỉnh dậy lấy làm lạ, vội sai đầy tớ đóng ngựa, đi suốt đêm vào tới núi. Thì ra đạo sĩ sắp làm nhà, có một cây nại đông vướng chỗ xây dựng, thợ mộc đương vung rìu toan chặt! Chàng biết người trong mộng tức là cây ấy, vội vàng ngăn lại. Đến đêm, Giáng Tuyết vào cám ơn. Chàng cười mà rằng:
— Trước kia không chịu bảo thực, thế mới đáng kiếp! Giờ thì tôi biết em rồi! Nếu em không đến, tôi sẽ đem ngải đốt cho coi.
Nàng nói:
— Em vẫn biết anh như vậy, cho nên trước kia không dám bảo thật.
Ngồi một lúc chàng nói:
— Ngồi với bạn hiền, càng thêm thương vợ đẹp! Lâu không khóc Hương Ngọc, em có thể theo tôi ra khóc được chăng?
Hai người bèn cùng đi ra, đem lệ tưới vào hốc cây... Chừng hết canh một Giáng Tuyết gạt nước mắt, khuyên giải chàng trở về.

6.
Lại vài hôm, chàng đương ngồi buồn một mình, Giáng Tuyết bỗng tươi cười bước vào mà nói:
— Tin mừng báo cho anh biết. Thần Hoa cảm lòng chí thành của anh, cho Hương Ngọc lại giáng sinh xuống trong cung này.
Chàng mừng rỡ, hỏi bao giờ? Nàng đáp:
— Không biết! Nhưng cũng không xa.
Trời sáng ra mới đi nằm. Chàng nói:
— Tôi đến đây là vì em, đừng để người ta trơ trọi mãi!
Nàng cười nhận lời. Hai đêm không thấy đến, chàng chạy ra ôm cây, vừa vỗ, vừa lay, luôn miệng gọi "Giáng Tuyết"! Lúc lâu vẫn im vắng! Bèn trở về, thắp nến, vẽ ngải, toan đem ra đốt cây. Nàng thoắt chạy vào, giật ngải ném đi mà rằng:
— Anh đừng chơi ác. Làm em đau thì không chơi với nữa đấy!
Chàng cười ôm lấy, ngồi vừa yên thì Hương Ngọc tha thướt vào... Chàng trông thấy, lệ sa đầm đìa, vội đứng dậy nắm lấy. Hương Ngọc một tay vịn vào Giáng Tuyết, nhìn nhau nức nở...
Rồi đó cùng ngồi, kể lể nông nỗi biệt ly... Chàng thấy nắm tay vào nàng như lấy tay nắm vào chỗ không, lấy làm lạ: sao không giống với ngày trước? Hương Ngọc sụt sùi mà rằng:
— Ngày xưa em là thần hoa (4) cho nên đặc! Bây giờ em là ma hoa (4) cho nên loãng! Nay tuy sum họp cậu chớ cho là thật. Chỉ nên coi như chuyện chiêm bao mà thôi!
Giáng Tuyết nói:
— Em đến vừa hay! Không có, chồng cô quấy rầy tôi đến chết!
Bèn từ giã đi ra.

7.
Hương Ngọc cùng chàng ân ái, vẫn giống lúc thường. Nhưng trong khi kề tựa, phảng phất như đem mình ấp bóng. Chàng bực dọc không vui. Nàng cũng chau chan (5) tự ân hận mà rằng:
— Cậu đem bột bạch liễm trộn vào chút lưu hoàng rồi hòa cả với nước... Mỗi ngày tưới cho em một chén nước ấy. Hôm nay sang năm sẽ đền được ơn cậu...
Nói rồi cũng từ biệt mà đi. Ngày mai ra xem hốc cũ, thì mẫu đơn đã mọc mầm. Chàng theo lời nàng, hằng ngày vun, tưới. Lại rào bằng mấy hàng bao lan chạm (6). Hương Ngọc đến, rất là cảm kích. Chàng bàn dời về trồng ở nhà. Nàng không bằng lòng mà rằng:
— Em yếu ớt, không thể lại động chạm đến lần nữa! Vả chăng muôn vật sinh ra đều có chỗ nhất định. Số em nguyên không phải sinh vào nhà cậu. Làm trái đi, chỉ thêm tổn thọ. Miễn ta thương yêu nhau, sẽ có ngày sum họp lâu dài!...
Chàng giận Giáng Tuyết lâu ngày không tới. Nàng nói:
— Nếu cậu cố tình muốn mời chị ấy đến, thì em mời được ngay.
Bèn cùng chàng thắp đèn ra tới gốc cây. Lấy một sợi cỏ yếm vào xiêm làm thước, dùng để đo thân cây. Đo từ dưới lên trên, đến chỗ bốn thước sáu tấc, liền đánh dấu lấy, bảo chàng lấy cả hai tay mà cào. Giáng Tuyết thoắt từ sau lưng bước ra mắng rằng:
— Con bé lại đến đây "nối giáo cho giặc" sao?
Chàng lôi kéo cùng vào trong nhà. Hương Ngọc nói:
— Chị đừng giận! Phiền chị tạm bè bạn với chồng em. Một năm sau thì chả dám quấy chị nữa!
Từ đó bèn lấy làm thường.

8.
Chàng trông mầm hoa, ngày càng bụ và tốt. Hết xuân đã cao đầy hai thước. Khi về lại đưa tiền cho đạo sĩ, nhờ sớm hôm vun tưới hộ.
Tháng tư năm sau tới cung, thì một đóa hoa còn chúm chím chưa nở. Đương la cà bên hoa, thấy hoa rung rung tưởng gãy. Một lát đã nở, to bằng cái mâm. Có con người đẹp nhỏ ngồi chễm chệ trong nhị hoa, cao chừng ba, bốn đốt! Chớp mắt đã nhảy vụt xuống đất, thì hóa ra Hương Ngọc. Nàng cười hỏi:
— Em dầu dãi gió, mưa để đón cậu. Sao cậu đến chậm vậy? Bèn cùng vào trong nhà. Giáng Tuyết cũng đã đến, cười nói:
— Ngày ngày làm vợ hộ người, giờ mới may mắn được lui về làm bạn.
Bèn cùng nhau chuyện trò, xướng họa. Mãi nửa đêm, Giáng Tuyết mới đi. Hai người nằm chung, vui vẻ cũng như hồi trước. 

9. 
Sau đó vợ chàng mất. Chàng bèn vào núi, không về nữa. Khi ấy gốc mẫu đơn trắng đã to bằng cánh tay. Chàng thường chỉ nó mà rằng:
— Ngày sau hồn gửi chốn này, tôi sẽ mọc về bên tả em.
Hai nàng cười:
— Đừng quên đấy nhé!
Hơn mười năm nữa, một hôm chàng đã mắc đau. Con đến, trông chàng mà khóc. Chàng cười:
— Khóc làm gì? Lúc này là lúc ta sắp sống, chứ có phải là lúc ta sắp chết đâu?
Lại bảo đạo sĩ rằng:
— Nay mai dưới gốc mẫu đơn, có mầm đỏ bật nảy, đâm năm lá một lần, ấy tức là tôi đấy!
Rồi đó không nói nữa. Con xe, cáng chở chàng về, đến nhà thì mất.

10. 
Năm sau quả nhiên có mầm bụ nảy lên, số lá vừa đúng. Đạo sĩ lấy làm lạ, vui tưới càng chăm. Ba năm đã cao vài thước, lớn hàng chít, nhưng không có hoa. Đạo sĩ chết rồi, học trò không biết thương tiếc. Vì cớ không hoa, đem dao chặt bỏ... Ít lâu sau, gốc mẫu đơn trắng mòn mỏi mà chết. Gốc nại đông cũng chết theo nốt!

Nhà Dị Sử nói:
Mối tình chung đúc, thông được quỷ thần! Hoa làm ma, chí vẫn quyết theo! Người đến chết hồn còn gửi lại! Tấm tình khăng khít chẳng là sâu sắc lắm sao? Một cây bị chặt mà hai cây héo theo, dù chẳng phải kiên trinh, thì cũng vì tình mà chết! Người ta mà không theo được nhau, âu chỉ bởi chưa được chung tình đó thôi! Thầy Khổng (7) đọc thơ Đường Lệ, nói rằng: "Không nhớ đấy thôi, xa xôi đâu có!" Có thế thật.

Ghi chú của dịch giả (Nhượng Tống):
Trong thơ Đường Lệ có câu:
    "Nhớ anh phải chẳng thiết tha,
    "Nhưng phiền vì nỗi cửa nhà xa xôi!"


Nguyên văn:
http://www.sidneyluo.net/e/e6/443.htm

Bản dịch của Nhượng Tống:
Hương Ngọc, Nhà xuất bản Tân Việt - HaNoi, in và phát hành tại Saigon, 1947.
























No comments:

Post a Comment